Xây dựng đội ngũ nhân lực với kỹ năng số

Báo cáo khảo sát về năng lực của người trong độ tuổi lao động trong kỷ nguyên số chỉ ra rằng, nhu cầu của các doanh nghiệp về kỹ năng số đã tăng 200% trong 3 năm vừa qua và trong vòng 5 năm tới, con số này còn được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, những người lao động trẻ chưa sẵn sàng với những thay đổi đó. (1)

Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, không ít doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc ứng phó do thiếu năng lực triển khai và chuyển đổi mô hình làm việc truyền thống sang áp dụng mô hình làm việc trực tuyến trong thời gian ngắn vì chưa có sự chuẩn bị từ trước. Trong bối cảnh này, sức đề kháng và tính sáng tạo của doanh nghiệp trong việc áp dụng công nghệ 4.0 thể hiện sự hạn chế ở nhiều mặt, một trong những lý do quan trọng là thiếu hụt nguồn lao động đáp ứng được nhu cầu cao.

 Sự dịch chuyển từ kỹ năng truyền thống sang kỹ năng số

 Trước những bất ổn từ thị trường, để ứng phó, phục hồi và bứt phá trở lại, việc đầu tư vào tự động hóa trong tất cả các ngành đang tăng mạnh, kể cả ngành truyền thống như nông nghiệp. Dưới tác động của chuyển đổi số, các công ty sản xuất không chỉ tái cấu trúc tổ chức mà còn chuyển đổi việc làm cho lực lượng lao động, đầu tư vào việc thu hút lao động am hiểu công nghệ và nâng cao kỹ năng cho đội ngũ lao động hiện nhằm thích ứng và ứng dụng công nghệ hiệu quả.

 Có đến 80% các ngành nghề hiện đã tuyển dụng nhân sự với các kỹ năng số nhiều hơn, trong đó ngành truyền thống ghi nhận con số lên gấp 5 lần so với các ngành khác (2).

Tăng trưởng hằng năm của nhân sự tuyển dụng với các kỹ năng số trong tổng lượng nhân sự tuyển dụng trong các ngành nghề

Hình 1: Phần trăm tăng trưởng hằng năm của nhân sự tuyển dụng với các kỹ năng số trong tổng lượng nhân sự tuyển dụng trong các ngành nghề (2)

Nhìn nhận về việc ứng dụng công nghệ tự động hóa, những khảo sát gần đây cho thấy, chỉ trong 3-4 năm tới, tỉ lệ tự động hóa các quy trình công việc nhờ vào các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ tăng mạnh, chẳng hạn như trong sản xuất, máy móc sẽ dần thay thế con người trong việc thực thi các công việc liên quan đến lao động chân tay một cách hiệu quả hơn.

 Điều đó dẫn đến số giờ lao động của con người dành cho các công việc này ngày càng giảm đi để dành thời gian cho các công việc tạo ra giá trị cao hơn, và thời gian làm việc của máy móc sẽ tăng lên theo thời gian (3).

kỹ-năng-so

Hình 2: Thời gian làm việc của máy móc sẽ tăng mạnh trong các năm tới (3)

Đồng thời, các công việc mới được tạo ra sẽ cần người lao động nắm các kỹ năng mới liên quan đến làm việc chung với công nghệ, tư duy nâng cao và trí tuệ cảm xúc. Dự kiến sẽ có gần 50% tổng số nhân viên cần đào tạo thêm vào năm 2025 (4). Do đó, để bắt kịp xu hướng chuyển đổi số trên thế giới, các doanh nghiệp cần xây dựng đội ngũ có năng lực chuyên môn cao với những kỹ năng mới.

kỹ-năng-so

Hình 3: Xu hướng chuyển dịch về kỹ năng nghề nghiệp trong tương lai (5)

Tuy nhiên, trên thực tế, trong thị trường lao động, nguồn nhân lực với các kỹ năng số còn khá hạn chế và khó tìm để tuyển dụng. Đồng thời, các công ty cũng gặp khó khăn trong việc xác định rõ những năng lực họ thực sự cần để định hướng những yêu cầu về tuyển dụng kỹ năng nguồn nhân lực số được chính xác.

kỹ-năng-so

Hình 4: Nhận định của các lãnh đạo tại Khu vực Châu Á Thái Bình Dương về khó khăn khi tuyển nhân lực số với đúng kỹ năng họ cần (6)

kỹ-năng-so

Hình 5: Kỹ năng số tại Việt Nam xếp hạng thứ 97/141 quốc gia (7)

Vậy các kỹ năng số nhân lực tương lai cần có là gì?

 Để chuẩn bị cho tương lai, sẽ là cần thiết để doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo hay người lao động nhìn nhận và xác định những năng lực và kỹ năng để học tập, trau dồi và nâng cao.

 Trước đây, kỹ năng số được hiểu là kiến thức và cách sử dụng công nghệ để hỗ trợ trong công việc và đời sống. Tuy nhiên, với xu hướng phát triển của nền kinh tế số và môi trường làm việc số hiện nay, khái niệm kỹ năng số không chỉ còn giới hạn ở kỹ năng công nghệ mà được mở rộng ra với năm yếu tố sau:

kỹ-năng-so

Hình 6: Năm yếu tố của kỹ năng số tương lai (7)

Các kỹ năng và kiến thức số trên phải được phát triển đồng đều, hướng đến hình thành một nền văn hóa số trong tổ chức, nơi mà hầu hết nhân viên đều có kiến thức, năng lực để tự tin làm việc trong môi trường số với cách thức tư duy số, cách thức làm việc số và các công cụ số.

 Đặt trong bối cảnh nhu cầu làm việc với robot và máy móc tự động hóa ngày càng cao, các kĩ năng số của đội ngũ nhân lực là những kỹ năng “con người” mà máy móc công nghệ không thể thay thế như giao tiếp, giải quyết vấn đề, sáng tạo, cộng tác và tư duy phản biện sẽ là những kĩ năng mà các doanh nghiệp cần và tìm kiếm trong những năm tới.

Top 10 kỹ năng số 2025

Hình 7: Danh sách Top 10 kỹ năng số của đội ngũ nhân lực trong vòng 5 năm tới (4)

Vậy doanh nghiệp cần làm gì để có thể bắt kịp, chủ động với xu hướng thế giới về nâng cao kỹ năng số cho lực lượng lao động?

 Khi so sánh với các quốc gia trong khu vực, năng suất lao động của Việt Nam vẫn ở mức tương đối thấp và chưa cạnh tranh được các nước phát triển trong khu vực Châu Á như Malaysia và Singapore. Điều này cho thấy tính thiết thực của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, qua đó cải thiện năng suất để các doanh nghiệp Việt có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn của các thị trường trong khu vực.

Theo FPT Digital